Cách làm trân châu là bước rất quan trọng trong quá trình tạo ra ly trà sữa thành phẩm thơm ngon, topping hấp dẫn. Để hiểu hơn về cách làm trân châu đơn giản, nhanh gọn, cùng SAVO tham khảo qua bài viết dưới đây. 

Các loại bột làm trân châu phổ biến

Trân châu được làm từ nhiều nguyên liệu, có thể linh hoạt sử dụng các loại bột khác nhau để chế biến, từ đó cho ra đa dạng các loại trân châu đáp ứng nhu cầu thưởng thức của số đông. Một số loại bột được sử dụng làm trân châu có thể kể đến:
+ Bột năng
+ Bột mì
+ Bột nếp

Nhìn chung, bột năng làm trân châu là loại được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên loại bột này khá thô, độ mịn không bằng bột mì, bột gạo hay bột bắp. Bột năng khi hoà chung với nước sẽ tạo độ kết dính, sánh mịn, giúp các loại bột hòa quyện vào nhau. Chính vì vậy, dù ưu tiên sử dụng các loại bột khác song vẫn cần pha thêm bột năng để tăng độ kết dính. 

Trân châu được làm từ nhiều loại bột khác nhau, phổ biến nhất là bột năng. Nguồn: Internet

Trân châu được làm từ nhiều loại bột khác nhau, phổ biến nhất là bột năng. Nguồn: Internet

Cách làm trân châu đơn giản tại nhà

1. Cách làm trân châu đường đen: 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Bột năng: 150g
  • Bột gạo: 20g
  • Nước đường: 100 ml 
  • Đường đen: 200g
  • Bột cacao: 5g
  • Bột cà phê: 5g
  • Trà bí đao: 200ml 

Các bước thực hiện:

Bước 1: Trộn các loại bột 

Sử dụng các nguyên liệu bao gồm bột năng, bột gạo, bột cacao và cà phê trộn đều vào nhau.  

Bước 2: Nấu đường đen và vô viên trân châu

Nấu sôi hỗn hợp 200ml trà bí đao cùng 100ml nước đường, đun lửa vừa và khuấy đều tay cho đến khi sôi lên. Cho hỗn hợp trà bí đao đang sôi vào lượng bột, dùng muỗng dẹt trộn đều nhiều lần cho đến khi bột quyện thành khối, kết dính vào nhau. Rắc bột khô ra bàn, đặt khối bột đã trộn lên và nhồi đều tay cho đến kho bột dẻo mịn, kéo dài bột không bị đứt. 

Tiến hành chia bột thành các phần bằng nhau, lần lượt lấy từng khối và lăn thành thanh dài, cắt từng viên nhỏ vừa ăn và vo thành viên tròn. 

Bước 3: Luộc chín trân châu

Nấu nước sôi và cho trân châu vào luộc thật kĩ, để lửa lớn từ 7 đến 10 phút. Quan sát thấy các viên trân châu nổi trên mặt nước, vớt ra và cho vào thau nước đá có sẵn, giúp trân châu dai và giòn hơn. 

Bước 4: Nấu trân châu với đường đen

Nấu sôi 200ml nước lọc cùng 200g đường đen ở lửa lớn đến khi nước đường sôi mạnh, cho trân châu đã luộc chín vào nấu, dặn lửa vừa và duy trì trong 20 phút cho đến khi nước đường sệt vào viên trân châu. 

Trân châu đường đen là topping được ưa thích phổ biến trong các món uống. Nguồn: Internet

Trân châu đường đen là topping được ưa thích phổ biến trong các món uống. Nguồn: Internet

2. Cách làm trân châu từ các loại bột:

Việc sử dụng các nguyên liệu bột làm trân châu khác nhau thường sẽ có những quy cách và định lượng khác nhau, song các bước thực hiện sẽ có các điểm tương đồng. Để bạn đọc nắm bắt thông tin dễ dàng, SAVO sẽ liệt kê một số công thức chế biến riêng và cách thực hiện chung. 

Công thức chế biến bột năng: 

  • Bột năng: 160g
  • Bột rau câu dẻo: 10g
  • Nước đường: 100ml
  • Nước sôi: 300ml 

Công thức chế biến bột nếp:

  • Bột năng: 300g
  • Bột nếp: 20g
  • Bột cacao nguyên chất: 30g
  • Đường cát trắng: 50g
  • Nước sôi: 260 ml

Công thức chế biến bột mì: 

  • Bột mì: 200g
  • Bột cà phê: 50g
  • Đường cát/ Đường nâu: 50g
  • Bột cacao: 10g
  • Nước sôi: 250ml

Các bước thực hiện: 

Bước 1: Cho lần lượt nguyên liệu bột, bột rau câu dẻo, bột cà phê hoặc cacao nguyên chất và đường vào tô để trộn chung. Đổ nước sôi từ từ vào hỗn hợp, dùng phới dẹt trộn đều lại với nhau cho đến khi bột nguội, dùng tay nhào bột cho đến khi bột dẻo mịn.

Bước 2: Nặng bột và vo viên thành từng cục nhỏ vừa ăn, trong quá trình nặn nên lăn qua một lớp bột năng khô để các viên trân châu không dính vào nhau. 

Bước 3: Cho trân châu vào luộc cùng 1.5 lít nước và đun sôi, trong quá trình nấu có thể cho thêm nước nếu nếu bị khô. Dùng đũa liên tục khuấy đều để trân châu không bị dính vào đáy nồi, quan sát thấy trân châu nổi lên mặt nước thì tiếp tục đun thêm 10 phút và tắt bếp. 

Bước 4: Đậy nắp nồi kín và ủ trân châu thêm khoảng 15 - 20 phút, vớt trân châu và ngâm với nước lạnh trong vòng 10 phút, có thể cho đường vào ngâm chung nếu muốn thưởng thức trân châu ngọt. 

Các loại trân châu có độ dai giòn khác nhau tùy vào loại bột được sử dụng. Nguồn: Internet

Các loại trân châu có độ dai giòn khác nhau tùy vào loại bột được sử dụng. Nguồn: Internet

Bật mí một số cách bảo quản trân châu

Trân châu sau khi nấu xong có thể bảo quản trong hộp đựng thực phẩm, các vật đựng bằng inox và để ở nơi thoáng mát, thường sẽ để được một ngày. Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày, khi cần sử dụng có thể làm mềm bằng lò vi sóng từ 3 đến 5 phút. 

Với trân châu chưa luộc, bạn có thể để ở ngăn mát đông tủ lạnh, khi cần sử dụng có thể rã đông và luộc lại với một ít nước sôi, thường để được khoảng 1 tháng. 

Kết luận: 

Bài viết mang đến thông tin cách làm trân châu chất lượng với các bước đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp các bạn nấu được mẻ trân châu dai, dẻo, giòn, thêm phần lôi cuốn khi kết hợp cùng các món uống.