Trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh trà sữa đang trở thành xu hướng hái ra tiền tại Việt Nam. Từ những quán trà sữa truyền thống đến các xe trà sữa lệu động, doanh nghiệp trong ngành đã sáng tạo nhiều mô hình độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu những mô hình kinh doanh trà sữa hot nhất hiện nay, điểm mạnh và hạn chế của từng mô hình.


1. Mô hình quán trà sữa truyền thống: 

Là mô hình kinh doanh thường thấy tại các khu vực tập trung dân cư đông đúc như khu nhà ởm trường học, các địa điểm gần công cy, văn phòng. Mô hình này tập trung vào việc mở một cửa hàng cố định, có không gian rộng rãi, thiết kế đẹp mắt nhằm thu hút khách hàng đến thưởng thức tại chỗ. Các quán trà sữa truyền thống thường đầu tư mạnh vào trang trí nội thất, dịch vụ khách hàng và đa dạng hóa menu để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Với mô hình trà sữa truyền thống, chủ kinh doanh thường tập trung vào việc pha chế món uống theo công thức riêng biệt, xây dựng món uống riêng biệt, do đó chi phí đầu tư bàn đầu không quá lớn. 
Điểm mạnh: 
Mô hình này vẫn được yêu thích nhờ sự gần gũi, cá nhân hóa trong dịch vụ và khả năng tạo ra những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng. 
Quán trà sữa nhỏ truyền thống có thể dễ dàng xây dựng thương hiệu bài bản, thu hút khách hàng trung thành. 
Mô hình trà sữa truyền thống  có thể dễ dàng đa dạng menu, làm chủ chi phí, nguồn cung nguyên liệu, từ đó dễ dàng kiểm soát nguồn thu, tăng lợi nhuận. 
Hạn chế:
Chi phí vận hành cho mô hình trà sữa truyền thống tốn chi phí nhiều ở khâu thuê mặt bằng, thuê nhân viên. Đồng thời, mô hình này đòi hỏi tính cá nhân hóa cao, cần xây dựng sức mạnh thương hiệu tự lực, không gian cần có sự thu hút, cần được đầu tư kĩ lưỡng. 

Mô hình quán trà sữa truyền thống phổ biến tại nhiều nơi. Nguồn: savotea.com

Mô hình quán trà sữa truyền thống phổ biến tại nhiều nơi. Nguồn: savotea.com


2. Mô hình trà sữa mang đi

 
Mô hình này không cần không gian lớn như quán truyền thống mà tập trung vào việc phục vụ đồ uống mang đi (take-away). Khách hàng có thể mua nhanh chóng mà không cần ngồi lại quán.
Điểm mạnh:
So với mô hình truyền thống, take away giúp bạn tiết kiệm khoản lớn chi phí khi cắt giảm các hạng mục thi công thiết kế không gian, tiền thuê mặt bằng, nhân công xây dựng, nội thất. Bạn cần tập trung vào quầy pha chế, khu vực chờ và đầu tư chất lượng món uống. Việc vận hành quán take away cũng đơn giản hơn so với các mô hình khác, không cần quá nhiều nhân lực, dễ dàng tối ưu quy trình bán hàng. 
Đây là mô hình lý tưởng cho các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm, vốn chưa mạnh để bắt đầu tập tành kinh doanh đồ uống. Take away còn mang đến cảm giác mới mẻ, phù hợp cho lối sống hối hả, nhịp độ nhanh, người có công việc bận rộn. 
Đồng thời, mô hình trà sữa mang đi không cần cố định về mặt vị trí, do đó có thể dễ dàng di chuyển đến các khu khác nhau, tiếp cận tối đa khách hàng mục tiêu. 
Khó khăn: 
Mô hình take away thường chỉ phục vụ khách hàng mang về, do đó trải nghiệm của khách hàng sẽ bị hạn chế một phần. Đồng thời, việc cạnh tranh với các thương hiệu lớn cũng là một phần cần lưu ý. 

Mô hình kinh doanh trà sữa take away mang đến nhiều tiện lợi cho chủ kinh doanh. Nguồn: internet

Mô hình kinh doanh trà sữa take away mang đến nhiều tiện lợi cho chủ kinh doanh. Nguồn: internet


3. Mô hình xe trà sữa lệu động (xe đẩy) 


Xe trà sữa lưu động là mô hình kinh doanh nhỏ gọn, linh hoạt, có thể di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau như trường học, công viên, khu vui chơi.
Tương tự với take away, mô hình xe đẩy cũng là lựa chọn phù hợp cho các bạn trẻ muốn kinh oanh, tăng thu nhập nhưng chưa có quá nhiều vốn. Để bắt đầu với kinh doanh trà sữa xe đẩy, bạn cần chi các khoản cần thiết như:
+ Chiếc xe đẩy trà sữa dưới dạng inbox, thùng đá chuyên dụng
+ Nguyên liệu món uống
+ Công cụ dụng cụ pha chế
Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư trang trí cho chiếc xe với đèn Led, loa,.. để trở nên nổi bật và thu hút 
Nhược điểm: Mô hình kinh doanh này đòi hỏi bạn phải đối mặt với thời tiết nắng mưa thất thường, đặc biệt cần chọn vị trí phù hợp để không vi phạm các quy định về buôn bán, tránh bị lập biên bản hoặc bị phạt,...

Mô hình kinh doanh trà sữaxe đẩy tiết kiệm chi phí. Nguồn: internet

Mô hình kinh doanh trà sữa xe đẩy tiết kiệm chi phí. Nguồn: internet


4. Mô hình kinh doanh trà sữa online


Trong bối cảnh mua hàng trực tuyến đang là xu hướng dẫn đầu, mô hình kinh doanh trà sữa online đang được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Phổ biến nhất là kết hợp mô hình bán truyền thống và bán online qua các ứng dụng giao hàng như: Grab, Gojek, Shopee Food,..
Kinh doanh online giúp giảm chi phí mặt bằng, nhân sự, tiết kiệm các chi phí cố định như điện, nước, wifi, đồng thời có thể tối ưu hóa doanh thu nhờ hệ thống giao hàng online. Thông qua các kênh mua hàng, bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng qua các nền tảng mạng xã hội. 
Tuy nhiên, các kênh online cần phải đầu tư tiếp thị một cách hiệu quả, do đây là mảnh đất cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh về giá rất lớn. Do đó, bạn cần đầu tư một số chiến lược marketing phù hợp để có thể cạnh tranh với đối thủ: 
+ Các chương trình khuyến mãi cực shock
+ Mua 1 tặng 1, voucher miễn phí,...
+ Đa dạng menu theo mùa, theo lễ,...
+ Liên tục cập nhận các ưu đãi, thông tin về cửa hàng, đánh giá của khách hàng,...


5. Mô hình nhượng quyền trà sữa (franchise)


Đây là mô hình hợp tác với các thương hiệu trà sữa nổi tiếng để kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền. Hình thức kinh doanh này mang đến nhiều cơ hội và cũng không kém phần thách thức. 
Hình thức kinh doanh này có thể tận dụng lợi thế nổi tiếng về mặt thương hiệu vốn đã được nhiều người biết đến, giúp rút ngắn giai đoạn làm thương hiệu. 
Quy trình vận hành, kinh doanh đã được kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả trước đó, chỉ cần áp dụng theo mô tuýp đã được hoạch định sẵn. 
Giảm thiểu các rủi ro khi tự mở quán, rút ngắn thời gian hoàn vốn. 
Tận dụng hệ sinh thái, các mối quan hệ của thương hiệu để phát triển mạng lưới kinh doanh. 
 Hình thức kinh doanh này ngày càng phát triển và phổ biến nhờ những lợi thế mang lại cho người chủ quán như:
- Thương hiệu đã được nhiều khách hàng biết đến và ưa chuộng, giúp người kinh doanh trà sữa tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian để xây dựng thương hiệu mới
- Quy trình kinh doanh, công thức pha chế đã được kiểm nghiệm hiệu quả trong một thời gian dài kinh doanh của thương hiệu nhượng quyền 
- Tối ưu hóa chi phí thiết kế, thi công nhờ kinh nghiệm và hệ thống các mối quan hệ của thương hiệu nhượng quyền
- Giảm tối thiểu các rủi ro khi tự mở quán và đồng thời rút ngắn thời gian để thu hồi vốn. 
Bên cạnh các lợi thế to lớn, việc nhượng quyền cũng gặp một số vấn đề:
- Chi phí nhượng quyền thương hiệu đi đôi với độ nổi tiếng, phổ biến
- Bị ràng buộc và gò bó về mặt quy trình vận hành.
- Dễ bị ảnh hưởng liên đới bởi các chuỗi nhượng quyền khác. 

Kết luận: 
Bài viết cung cấp thông tin các loại mô hình kinh doanh trà sữa, mỗi mô hình kinh doanh trà sữa đều có những điểm mạnh và thách thức riêng. Tuỳ theo nguồn lực tài chính, định hướng kinh doanh và đối tượng khách hàng, bạn có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất để đạt được thành công trong lĩnh vực này.