Tác dụng của trà hoa cúc là gì? Uống như thế nào để hiệu quả
Trà hoa cúc được xem là loại thảo mộc quý, sở hữu nhiều công năng bất ngờ với sức khỏe con người. Để bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn, SAVO sẽ cung cấp thông ng tin xoay quanh tác dụng của trà hoa cúc cũng như cách pha chế và sử dụng sao cho hiệu quả.
Khái quát sơ lược về thảo dược hoa cúc
Được chiết xuất từ hoa cúc khô, một loại thảo mộc thuộc họ Cúc, với hai loại thường được dùng phổ biến để pha trà:
+ Hoa cúc Đức (Chamomilla recutita)
+ Hoa cúc La Mã (Chamaemelum nobile)
Hoa cúc sau khi được thu hoạch, trải qua công đoạn sản xuất và chế biến sấy khô, cho ra thành phẩm trà hoa cúc được nhiều người tin dùng. Hoa cúc chứa nhiều terpenoid và flavonoid - vốn là hai thành phấn chính góp phần tạo nên tính dược liệu của loài hoa này. Không chỉ ứng dụng trong đời sống sinh hoạt như một thức uống, các chế phẩm từ cúc La Mã còn đươc sử dụng để điều trị nhiều bệnh ở người như một phương thuốc tự nhiên. Các chất dinh dưỡng có trong loại dược liệu này có thể hỗ trợ kiểm soát các bệnh lý về tiểu đường, giấc ngủ,...
Hoa cúc La Mã là loại thảo dược quý có nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Nguồn: Internet
Tác dụng của trà hoa cúc
Để làm rõ cho câu hỏi uống trà hoa cúc có tác dụng gì, SAVO đã tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu và nguồn chính thống để mang đến cho người đọc.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Hoa cúc chứa apigenin - một chất chống oxy hóa liên kết với các thụ thể trong não, thúc đẩy buồn ngủ và vải thiện tình trạng mất ngủ mãn tính. Hương thơm dịu dàng, dễ chịu khiến người thưởng thức cảm thấy an yên, thoải mái, cân bằng tinh thần giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, uống trà hoa cúc còn giúp giảm bớt tình trạng liên quan đến huyết áp, hệ thần kinh như chóng mặt, mất ngủ và đau đầu.
Tác dụng của trà hoa cúc giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Nguồn: Internet
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch
Với hoạt chất chống oxy hóa flavones có trong trà hoa cúc, có khả năng làm giảm huyết áp và lượng cholesterol LDL - vốn là 2 yếu tố hàng đầu gây nên các bệnh lý về tim mạch, thư giãn mạch máu và động mạch. Đồng thời, chất chống oxy hóa từ hoa cúc có thể áp dụng trong việc điều trị các cơn đau ngực từ bệnh động mạch vành.
Tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh ung thư
Hợp chất quercetin , polyphenol có trong loại dược thảo này có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi - rút, tăng cường chức năng và sức khỏe hệ thống miễn dịch. Đồng thời, đặc tính chống ung thư nhờ vào quercetin có thể giảm khả năng sống và tăng sinh của tế bào ung thư, phá vỡ quá trình trao đổi chất và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây hại này.
Làm ấm cơ thể, giải cảm
Được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, trà hoa cúc là thức uống cứu tinh cho những ngày mưa, giúp làm ấm nhiệt độ cơ thể, chữa các bệnh về phong hàn, cảm cúm, sốt cao, sưng viêm,..
Điều hòa lượng đường trong máu
Trà hoa cúc chứa chất chống oxy hóa quercetin - có tác động đáng kể đến một số enzyme tham gia vào phản ứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, uống trà hoa cúc không phải là phương án thay thế cho các loại thuốc hay phương pháp điều trị, chỉ là một phần nhỏ trong việc xây dựng nếp sống lành mạnh và sử dụng trà đúng liều lượng để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Giảm đau bụng kinh nguyệt, đau dạ dày
Thêm một tác dụng trà hoa cúc đối với chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt làm tăng các hoạt chất giảm co thắt cơ tử cung, làm dịu cơn đau bụng kinh khó chịu. Bên cạnh đó, nhờ vào đặc tính chống co thắt và đầy hơi, trà hoa cúc có thể làm dịu niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa khí hình thành trong ruột, là phương thuốc hữu hiệu trị các bệnh đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu,..
Làn dịu các nốt phát ban, mẩn đỏ
Đặc tính thanh mát, giải nhiệt từ trà hoa cúc có thể thuyên giảm tình trạng các nốt ban phát đỏ trên cơ thể. Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống hạn chế cay nóng sẽ giảm đi tình trạng phát ban một cách đáng kể.
Uống trà hoa cúc thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?
Thời điểm thích hợp uống trà hoa cúc
Việc sử dụng trà hoa cúc vào thời điểm thích hợp sẽ giúp phát huy tối đa công dụng, đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc sau khi ăn sáng 30 phút, hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng trà hòa cúc sau khi ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, có vị mặn, hoặc sau những buổi tập thể thao.
Pha trà hoa cúc đúng cách
Nhằm đảm bảo các hoạt chất bên trong - vốn thích hợp với nhiệt độ thấp, nên pha trà từ 80 đến 85 độ C. Hãm trà trong 3 đến 5 phút với nước nóng ở nhiệt độ trên sẽ đảm bảo hương vị một cốc trà hoa cúc.
Những đối tượng không nên sử dụng trà hoa cúc
Tác dụng của trà hoa cúc với sức khỏe con người là không thể bàn cãi, song cần sử dụng hợp lý và không nên lạm dụng. Đặc biệt, một số trường hợp cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng, bao gồm:
Phụ nữ đang mang thai
Người có bệnh lý mãn tính, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn tinh thần
Người đang bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, duong hư
Không uống khi bụng đói, tập thể dục quá nặng.
Lựa chọn sản phẩm trà chất lượng
Việc chọn lựa trà hoa cúc từ các thương hiệu uy tín sẽ đảm bảo hiệu quả về công dụng. Hiện nay, SAVO Tea & Herbs đang là thương hiệu cung cấp các loại trà chất lượng, chuẩn về hương vị và thiết kế hiện đại phục vụ đa dạng nhu cầu. Trong đó, trà SAVO hoa cúc là dòng trà được yêu thích bậc nhất, với chất trà nổi trội và 2 dạng thiết kế túi lọc, bao gồm túi lọc kép và túi lọc pyramid hiện đại.
Trà SAVO Hoa cúc dạng túi lọc pyramid có chất lượng cao. Nguồn: savotea.com
Kết luận:
Trên đây là thông tin tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn đọc trước khi đưa ra quyết định sử dụng. Nếu có nhu cầu thưởng thức trà hoa cúc chất lượng, truy cập ngay các kênh mua hàng chính thức từ SAVO Tea & Herbs.